Bài dạy Con kiến, đề tài Thế giới công trùng, lớp Chồi 4-5 tuổi.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết đặc điểm của con kiến.
- Trẻ biết đời sống của loài Kiến:
- Sự đẻ trứng – nở con – nơi sống – thức ăn
- Sự phân công công việc trong đàn.
- Các hoạt động khác của Kiến
- Phát triển tư duy logic, chú ý, óc phán đoán, suy luận qua việc sắp xếp các tranh theo thứ tự, qua việc trả lời câu hỏi của cô, của bạn
- Giáo dục trẻ tính chăm chỉ, đoàn kết.
- Phát triển trí tưởng tượng – phối hợp cùng bạn tạo ra sản phẩm đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số con kiến vàng đựng trong 02 hộp nhựa trong
- Mỗi nhóm (3 nhóm) một bộ tranh về quá trình từ kiến đẻ trứng -> kiến trưởng thành (trên giấy A3)
- Một bức tranh vẽ hình ảnh khác nhau về các hoạt động của Kiến (trên giấy A3).
- Một số mũ tạo hình đầu kiến, trang phục (áo khoác)
- Nguyên vật liệu mở như: Vỏ sò, vỏ trứng cút, bìa cát tông, giấy màu, các loại keo dán, băng keo, hạt me, hạt đậu, hạt dưa hấu…
- Sử dụng trình chiếu POWERPOINT
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ quan sát những con Kiến đang bò trong hộp và yêu cầu trẻ đưa ra nhận xét về chúng!
- Một số câu hỏi gợi mở:
- Con thấy con Kiến có những bộ phận nào?
- Các con biết gì về đời sống của loài kiến? (gợi ý: kiến sống ở đâu?, có những loài kiến nào? thức ăn…)
- Các con hãy liệt kê những từ miêu tả đàn kiến (Cô ghi lại trên giấy A0-> chuyển về góc)
- Các con xem lại hình ảnh con kiến trên màn hình nhé
- Các con thuộc bài hát nào về con kiến?
- Chúng ta cùng vận động minh hoạ các hoạt động của kiến theo nhạc bài “Chú kiến con” – của nhạc sĩ Phan Văn Minh
* Hoạt động 2:
Quá trình sinh trưởng của Kiến
- Theo các con kiến được sinh ra từ đâu?
- Kiến mẹ sinh ra trứng hay con?
- Kiến mẹ đẻ 1 quả trứng hay nhiều quả trứng?
- Kiến mẹ còn được gọi bằng tên khác là gì?
- Cô có những bức tranh vẽ về con kiến. Các con hãy sắp xếp theo suy nghĩ của các con và nói cho cô biết minh xếp được những gì? (Chia trẻ thành 3 nhóm – trẻ thực hiện theo nhóm)
- Các con muốn biết nhóm mình làm đúng hay chưa cô mời các con hướng lên màn hình
- Cho trẻ xem hình ảnh về quá trình sinh trưởng của kiến
Kiến chúa có nhiệm vụ gì? - Những con Kiến khác gọi là kiến gì? nhiệm vụ của chúng?
- Các con đã được xem quá trình sinh trưởng của kiến, bây giờ chúng ta sẽ cùng chơi 1 trò chơi.
- Tên trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: 03 đội: Sắp xếp lại tranh theo quá trình sinh trưởng của loài kiến.
- Luật chơi: trong thời gian một đoạn nhạc, đội nào làm nhanh và đúng là đội đó chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Các hoạt động của kiến:
- Các con thấy con kiến nó làm gì? con kể cho cô và các bạn cùng nghe!
- Kiến truyền tin bằng cách nào?
- Theo con kiến có uống nước không? chúng uống nước bằng cách nào?
- Kiến còn cắt lá như chú thợ may để dem về tổ nữa đấy!
- Cho trẻ xem hình ảnh về các hoạt động của kiến
- Con nhận xét kiến tha mồi như thế nào? -> giáo dục trẻ tính chăm chỉ, đoàn kết.
- Kiến thường ở đâu?
- Các con xem phim và cho cô biết kiến làm gì nha?
- Các con cho cô biết kiến làm gì? – Kiến tha lá cây để làm gì? – Nơi kiến tha mồi và lá cây về gọi là gì?
- Những hoạt động của kiến mà các con vừa xem là nhiệm vụ của các con kiến nào?
* Hoạt động 3:
Trò chơi Kiến “truyền tin”
Luật chơi:
- Khi chơi chỉ được nói nhỏ vào tai bạn
- Đội nào lấy đúng tranh và nhanh hơn thì đội đó thắng.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành 2 đội số lượng trẻ bằng nhau
- Hai bạn đầu hàng được lên xem bức tranh cho đội mình về hàng miêu tả cho bạn kế tiếp bạn đó lại nói cho bạn kế tiếp nghe cứ như thế đến bạn cuối cùng phải tìm và lấy đúng bức tranh bạn đã nói với mình.
* Hoạt động 4:
- Cho trẻ làm những chú kiến bằng những nguyên vật liệu mở:
- Yêu cầu trẻ làm trong một thời gian ngắn (Cô mở một đoạn nhạc khi hết thúc trẻ dừng làm)
- Trẻ ngồi làm theo nhóm 3 trẻ phối hợp với nhau.
- Trẻ làm theo yêu cầu về thời gian.
- Khi hết thời gian trẻ phải đưa sản phẩm của mình về bàn trưng bày sản phẩm .
- Cô cho trẻ tự nhận xét và nêu lên sản phẩm đẹp. và trả lời đuợc vì sao đẹp?.
- Cô nhận xét chung và tuyên dương nếu nhóm nào chưa hoàn thành sản phẩm cô cho trẻ đem về góc tạo hình làm tiếp. Những nhóm làm xong, cô hướng trẻ vào các góc để vui chơi. (xem tham khảo quá trình trẻ tạo sản phẩm)